Cập nhật gần đây
- 35 NĂM UNESCO RA NGHỊ QUYẾT TÔN VINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
---
Nhân dịp này, cuốn sách song ngữ: "Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh" cũng được ra mắt với sự chào đón nồng nhiệt của những người dân yêu mến, kính trọng Người.
Trong lời tựa viết cho cuốn sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh tập thể tác giả đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm biên soạn và xuất bản tác phẩm song ngữ: "Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một việc làm có ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ.
Cuốn sách tập hợp một khối tư liệu hình ảnh phong phú, khắc họa sinh động, sâu sắc chân dung người Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh; toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Người.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: "Rất hiếm người trở thành một huyền thoại ngay từ lúc còn sống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, và khi Bác Hồ đã ra đi, tên tuổi và sự nghiệp của Người trường tồn với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và trong trái tim nhân loại. Người để lại một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, mãi mãi nguyên vẹn những giá trị to lớn mang tính thời đại, một tấm gương đạo đức, phong cách, lối sống sáng ngời".
---
️ Chiều nay, Bộ Ngoại giao phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 35 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam" (1987-2022).
Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương cùng điểm cầu từ cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
Về phía quốc tế có Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Audrey Azoulay; Trưởng Phái đoàn ngoại giao, Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama; đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ: Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết số 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghị quyết khẳng định Người "là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội" và "là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiểu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Audrey Azoulay, di sản lớn nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại chính là việc Người đã có tầm nhìn đúng đắn về giáo dục đối với toàn dân.
Hiện nay, việc kế thừa và phát triển một cách hiệu quả nhất di sản tốt đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị về bản sắc văn hóa dân tộc.
Bà Audrey Azoulay tái khẳng định cam kết, bằng những thành tựu hợp tác trước đó, UNESCO sẽ tích cực hơn nữa trong hợp tác với Việt Nam thời gian tới.🇻🇳 35 NĂM UNESCO RA NGHỊ QUYẾT TÔN VINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH --- 📖 Nhân dịp này, cuốn sách song ngữ: "Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh" cũng được ra mắt với sự chào đón nồng nhiệt của những người dân yêu mến, kính trọng Người. Trong lời tựa viết cho cuốn sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh tập thể tác giả đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm biên soạn và xuất bản tác phẩm song ngữ: "Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một việc làm có ý nghĩa nhằm tưởng nhớ và tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Cuốn sách tập hợp một khối tư liệu hình ảnh phong phú, khắc họa sinh động, sâu sắc chân dung người Anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh; toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Người. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: "Rất hiếm người trở thành một huyền thoại ngay từ lúc còn sống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, và khi Bác Hồ đã ra đi, tên tuổi và sự nghiệp của Người trường tồn với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và trong trái tim nhân loại. Người để lại một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, mãi mãi nguyên vẹn những giá trị to lớn mang tính thời đại, một tấm gương đạo đức, phong cách, lối sống sáng ngời". --- ️🎉 Chiều nay, Bộ Ngoại giao phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 35 năm Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam" (1987-2022). Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đại diện các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương cùng điểm cầu từ cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Về phía quốc tế có Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Audrey Azoulay; Trưởng Phái đoàn ngoại giao, Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama; đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ: Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết số 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết khẳng định Người "là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội" và "là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiểu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau". Theo Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Audrey Azoulay, di sản lớn nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại chính là việc Người đã có tầm nhìn đúng đắn về giáo dục đối với toàn dân. Hiện nay, việc kế thừa và phát triển một cách hiệu quả nhất di sản tốt đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị về bản sắc văn hóa dân tộc. Bà Audrey Azoulay tái khẳng định cam kết, bằng những thành tựu hợp tác trước đó, UNESCO sẽ tích cực hơn nữa trong hợp tác với Việt Nam thời gian tới.0 Bình luận 0 Chia sẻVui lòng đăng nhập để thích, chia sẻ và bình luận! - Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí Quán quân trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm thứ 5 liên tiếp.
Giữ vị trí Á quân là Hải Phòng, tiếp theo là Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội.Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí Quán quân trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm thứ 5 liên tiếp. Giữ vị trí Á quân là Hải Phòng, tiếp theo là Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội.0 Bình luận 0 Chia sẻ -
TẠM DỪNG VIỆC ÁP DỤNG KHAI BÁO Y TẾ COVID-19 TẠI TẤT CẢ CÁC CỬA KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬP CẢNH TỪ HÔM NAY (27/4)🇻🇳 TẠM DỪNG VIỆC ÁP DỤNG KHAI BÁO Y TẾ COVID-19 TẠI TẤT CẢ CÁC CỬA KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬP CẢNH TỪ HÔM NAY (27/4)0 Bình luận 0 Chia sẻ - THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - QUẦN ĐẢO COOK; NHƯ VẬY, CHÚNG TA ĐÃ CÓ QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI 190 QUỐC GIA
---
🏝 Quần đảo Cook là quốc gia quần đảo, nằm ở Nam Thái Bình Dương, với dân số 20.200 người (năm 2019), có diện tích trên đất liền tổng cộng 236,7 km2, gồm 15 hòn đảo chính, trải dài trên 2,2 triệu km2 mặt biển.
Đây là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên biển và đại dương dồi dào, trong đó nghề cá và khai thác ngọc rất phát triển.
Du lịch là ngành công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu tại quốc gia quần đảo này (chiếm trên 65% GDP).
Quần đảo Cook theo chế độ quân chủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh do Toàn quyền Quần đảo Cook làm đại diện.
Quốc gia này giành tự trị ngày 4/8/1965 và được Liên Hợp Quốc công nhận độc lập năm 1992. Quần đảo Cook có chính sách ngoại giao độc lập và cởi mở.
---
Ngày 26/4, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung, thay mặt Chính phủ Việt Nam, và Cao ủy Quần đảo Cook tại New Zealand Elizabeth Wright-Koteka, thay mặt Chính phủ Quần đảo Cook, đã ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Quần đảo Cook.
Hai bên nhất trí chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ kể từ ngày ký Thông cáo chung và áp dụng Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao trong quan hệ giữa hai nước.
Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Quần đảo Cook, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia thứ 57 trên thế giới và là quốc gia thứ 6 trong ASEAN mà Quần đảo này có quan hệ ngoại giao chính thức.
Sau lễ ký, Đại sứ Nguyễn Văn Trung đã có buổi trao đổi với Cao ủy Elizabeth Wright-Koteka về các hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Về hợp tác song phương, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có thế mạnh như du lịch, nông nghiệp và nghề cá, trao đổi kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống dịch COVID-19.
Về đa phương, hai bên nhất trí phối hợp hành động tại các diễn đàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như trong các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc.THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - QUẦN ĐẢO COOK; NHƯ VẬY, CHÚNG TA ĐÃ CÓ QUAN HỆ NGOẠI GIAO VỚI 190 QUỐC GIA --- 🏝 Quần đảo Cook là quốc gia quần đảo, nằm ở Nam Thái Bình Dương, với dân số 20.200 người (năm 2019), có diện tích trên đất liền tổng cộng 236,7 km2, gồm 15 hòn đảo chính, trải dài trên 2,2 triệu km2 mặt biển. Đây là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên biển và đại dương dồi dào, trong đó nghề cá và khai thác ngọc rất phát triển. Du lịch là ngành công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu tại quốc gia quần đảo này (chiếm trên 65% GDP). Quần đảo Cook theo chế độ quân chủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh do Toàn quyền Quần đảo Cook làm đại diện. Quốc gia này giành tự trị ngày 4/8/1965 và được Liên Hợp Quốc công nhận độc lập năm 1992. Quần đảo Cook có chính sách ngoại giao độc lập và cởi mở. --- ✍️ Ngày 26/4, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung, thay mặt Chính phủ Việt Nam, và Cao ủy Quần đảo Cook tại New Zealand Elizabeth Wright-Koteka, thay mặt Chính phủ Quần đảo Cook, đã ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Quần đảo Cook. Hai bên nhất trí chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ kể từ ngày ký Thông cáo chung và áp dụng Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao trong quan hệ giữa hai nước. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Quần đảo Cook, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia thứ 57 trên thế giới và là quốc gia thứ 6 trong ASEAN mà Quần đảo này có quan hệ ngoại giao chính thức. Sau lễ ký, Đại sứ Nguyễn Văn Trung đã có buổi trao đổi với Cao ủy Elizabeth Wright-Koteka về các hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Về hợp tác song phương, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có thế mạnh như du lịch, nông nghiệp và nghề cá, trao đổi kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống dịch COVID-19. Về đa phương, hai bên nhất trí phối hợp hành động tại các diễn đàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như trong các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc.0 Bình luận 0 Chia sẻ - 0 Bình luận 0 Chia sẻ
-
Nhiều cửa khẩu với Trung Quốc khôi phục thông quan hàng hóa🛃 🚛 Nhiều cửa khẩu với Trung Quốc khôi phục thông quan hàng hóa
Các câu chuyện khác